Bệnh chết héo cây con còn được gọi là bệnh lỡ cổ rễ hoặc thối gốc, loại bệnh này gây hại nghiêm trọng đến tỉ lệ cây trồng ở giai đoạn cây con.
-
Tác nhân: Do nấm Rhizoctonia solani
1. TRIỆU CHỨNG
– Cây bị bệnh đổ ngã trên mặt ruộng, chết héo. Cây mới nhiễm bệnh có biểu hiện phát triển không cân đối, phần cây nhiễm bệnh lá bị vàng, lá bé, nhăn nheo, viền lá cháy khô. Khi vết bệnh bao quanh cổ rễ, thân, cây sẽ héo dần và chết. Quan sát phần rễ, cổ rễ, phần thân cây sát cổ rễ, vết bệnh thâm đen, ẩm độ cao vết bệnh sũng nước, khô thì thối mục, bên ngoài vết bệnh bao phủ một lớp nấm trắng hồng hoặc trắng xám hoặc nâu nhạt.
– Bệnh thường phát sinh gây hại từ khi cây mới mọc đến có 1 – 2 lá thật.
2. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH GÂY HẠI
– Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao, xảy ra trên đất cát nhiều hơn đất thịt.
– Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa gặt lúa.
– Không chỉ gây hại ở giai đoạn cây con, nấm bệnh này còn làm thối đít trái.
3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
– Xử lý đất: Trước khi trồng nên cày bừa ngâm nước ngập đất liên tục tối thiểu 10 ngày.
– Luân canh cây trồng: Đối với vùng trồng dưa đã bị nhiễm bệnh, chu kỳ luân canh 2 năm trở lên.
– Thời vụ: Bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển.
– Trồng cây khỏe: Cây giống cân đối, sạch sâu bệnh, rễ phát triển tốt.
– Lên luống cao. Trồng cao gốc, phủ gốc mỏng. Nên trồng chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu.
– Mật độ trồng hợp lý
-
Đặc biệt phải sử dụng cặp sản phẩm đặc trị hiệu quả chết cây con đó là SẠCH BỆNH 1102 và THẦN ĐÈN DIỆT KHUẨN
VIDEO HƯỚNG DẪN:
THAM KHẢO THÊM >>>
TOP 4 SẢN PHẨM ĐẶC TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH ĐỐM MẮT CUA TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC 


Tư vấn kỹ thuật miễn phí: 0919.817.033
THAM KHẢO THÊM: