LIÊN HỆ HOTLINE:
0919.817.033
Để được tư vấn – chia sẻ về kinh nghiệm làm nông miễn phí
Trước đây, lúa là cây trồng chủ lực của người dân, hiện nay, nông dân đã phát triển các loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, trong đó hoa cúc là một trong những loài cây được người nông dân lựa chọn để trồng trên đất ruộng, cho thu hoạch quanh năm.
Tuy hoa cúc mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng khi trồng hoa cúc chúng ta cần phải biết rõ những bệnh hại gây ra trên cây để phòng và trị kịp thời.
Một bệnh phổ biến cần lưu ý, đó là bệnh HÉO XANH, THỐI THÂN cây hoa cúc.
1. Nguyên nhân:
- Đây là loại bệnh phổ biến và nguy hiểm đối với cây hoa cúc. Vi khuẩn tồn tại trong đất, lan truyền theo nước tưới xâm nhập vào cây qua các vết thương.
2. Triệu chứng:
- Khi bị nhiễm cây bệnh đột ngột bị héo rũ tái xanh, những lá non mới ra bị héo trước.
- Triệu chứng héo của cây diễn ra rất nhanh, chỉ trong 1-2 ngày là cây đã bị héo hoàn toàn.
- Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy bó mạch thâm đen, có dịch nhầy trắng tiết ra.
3. Phòng bệnh:
- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu gom hết cỏ dại, tàn dư của cây trồng vụ trước.
- Chọn cây giống sạch bệnh, tránh gây sát thương cơ giới. Luân canh với cây trồng khác họ.
- Đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt.
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, phân lân và kali. Diệt trừ kịp thời môi giới truyền bệnh như rệp, bọ rầy… Dùng thuốc kháng sinh Streptomixin nồng độ 100-150ppm để phun phòng bệnh.
4. Trị bệnh:
- Khi bệnh xuất hiện, cần nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu hủy, rắc vôi bột khử trùng đất và phun thuốc có gốc đồng để hạn chế bệnh lây lan. Một số thuốc hỗn hợp có đồng phòng trừ bệnh vi khuẩn: cặp thuốc TẨY SẠCH KHUẨN và KHUẨN VƯƠNG
b. KHUẨN VƯƠNG
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
GIAO HÀNG TRÊN TOÀN QUỐC
THAM KHẢO THÊM: