Mai là loại cây dễ trồng dễ chăm sóc nhưng cũng lại phát sinh nhiều bệnh nếu như bạn không nhận biết được, bệnh nấm hồng trên cây mai vàng là một dạng bệnh diễn biến âm thầm nhưng nếu không phát hiện sẽ để lại tác hại rất lớn.
1. Nguyên nhân
- Bệnh nấm hồng do một loại nấm ký sinh gây ra.
- Ban đầu vết bệnh chỉ là đốm nấm màu hồng (hơi giống màu đỏ hồng), xuất hiện trên cành mai
- Sau đó vết bệnh cứ phát triển rộng dần ra bao quanh hết cả đoạn cành, đồng thời cũng phát triển lên cả phía trên và phía dưới của chỗ bị bệnh, làm cho vết thương không chỉ bao kín hết chu vi của cành mà còn phát triển dài thêm.
2. Tác hại
Nếu không để mắt kỹ lưỡng, để mai bị bệnh thì hậu quả là vô cùng lớn, ảnh hưởng đến giá trị của cây mai vàng.
- Bệnh nấm hồng thường tấn công vào những yếu điểm của cây mai từ cành, thân nhỏ cho đến thứ cấp thường là những cành ngón tay trở xuống của những cây bị thiếu duy dưỡng, bị lão hóa, già cỗi.
- Đối với những cây mai thiếu kẽm, bị nứt thân, khô thân và được trồng ở những nơi ẩm thấp lâu năm đặc biệt là những cành không tiếp xúc với ánh sáng. Trên lớp vỏ thân, cành xuất hiện những sợi tơ màu đỏ hồng li ti rất mịn,mắt thường có thể nhìn thấy, sợi nấm tấn công vào mạch nhựa, làm khô và làm nghẽn nhựa dẫn tới cành bị khô, bị chết nhát. Các đốm nấm hồng sẽ lan ra thành từng mảnh như rêu và làm chết lớp vỏ cây tại điểm đó.
3. Biện pháp phòng trừ
Để phòng trị bệnh chúng tôi xin giới thiệu với các bạn áp dụng một số kinh nghiệm đã được áp dụng đại trà và có kết quả rất tốt như sau:
- Kiểm tra vườn mai thường xuyên (nhất là vào mùa khô) để phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời
- Thường xuyên thu gom những cành đã bị bệnh không thể phục hồi được đem tiêu huỷ. Khi cắt nhớ cắt sâu thêm vào bên trong chỗ vết bệnh khoảng vài phân để phòng nấm bệnh còn sót lại trên cành tiếp tục phát triển lây lan sang các cành khác hoặc các cành non sắp ra sau này