QUY TRÌNH CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI

Xin cảm ơn!

QUY TRÌNH CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI

CUNG CẤP NƯỚC CHO CÂY

Thông thường nhiều nhà vườn là không cung cấp nước cho cây trong giai đoạn xổ nhụy. Nhưng thời gian cây xổ nhụy thường kéo dài khoảng 7-10 ngày, nếu không cung cấp nước trong suốt thời gian dài như vậy, đặc biệt là mùa nắng nóng có thể làm thiếu nước, suy cây và rụng trái.

Chưa kể, lúc cây đang thiếu nước nhưng không may gặp những cơn mưa trái mùa đột ngột cây sẽ rất dễ bị sốc nước và gây rụng.

Do đó, giai đoạn cây xổ nhụy bà con vẫn nên duy trì bổ sung nước nhưng theo hình thức: “giữ ẩm bề mặt” – tức là chỉ tưới sương nhẹ mặt đất (lượng nước khoảng 20-30% lượng bình thường). Khi nào cây xổ nhụy dứt điểm thì tưới tăng nước lên từ từ trở lại 10-20% qua mỗi lần tưới.

Lưu ý:

– Một số vùng trong thời điểm xổ nhụy hoặc cây mang bông, trái non nhưng lại gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm cây mất nước đột ngột thì giải pháp là các bạn có thể phun nước lên tán lá để giải nhiệt cho cây.

Thời điểm: buổi sáng (trước 10 giờ sáng) và buổi chiều (từ 4 giờ đến 6 giờ), tránh tưới vào buổi trưa nắng sẽ càng làm cây bị sốc hơn

– Giai đoạn cây mang bông, trái non sẽ khá nhạy cảm, do đó nguồn nước sử dụng để tưới phải đảm bảo không nhiễm phèn hay nhiễm mặn tránh ảnh hưởng đến cây

BÓN PHÂN SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI

Để bón phân cho sầu riêng ở giai đoạn nuôi trái sầu riêng đúng cách, cần tuân thủ đúng ba giai đoạn sinh trưởng cơ bản, cụ thể:

  • Giai đoạn sau khi xả nhị (30-40 ngày): Trái sầu riêng còn nhỏ chỉ bằng quả cam. Trong giai đoạn này, cây cần được bón phân NPK 3 số như NPK 19-19-19 hoặc NPK 7-5-44 +TE để tăng cường sự phì nở cho trái.
  • Giai đoạn khi trái khoảng 60 ngày tuổi: Sau khi qua giai đoạn đầu, cây sẽ bước vào giai đoạn 2 khi trái đã khoảng 60 ngày. Lúc này cần bón phân NPK có tỷ lệ đạm và kali cao để giúp hình thành khung chất cho trái và tạo màu xanh cho nó.
  • Giai đoạn khi trái khoảng 90 ngày tuổi: Lúc này, trái đã đạt trọng lượng khoảng 1,5 đến 2kg. Cây đang ổn định về chất lượng và tích lũy tinh bột. Giai đoạn này cần bón phân trung và vi lượng để hỗ trợ quá trình quang hợp của cây.
  • Để đạt chất lượng trái tốt hơn, cần chú ý bón phân có chứa dinh dưỡng cân đối và nồng độ kali cao để giúp cây vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, cần tỉa lá, tỉa cành và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI

  • Kiểm tra thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra cây sầu riêng để phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu bệnh hại. Kiểm tra các lá, cành và trái để xem có dấu hiệu bị tổn thương hoặc mất nhiều dinh dưỡng.
  • Sử dụng phân hữu cơ: Bón phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây sầu riêng. Phân hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất và tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi sinh sống, từ đó giúp phòng trừ sâu bệnh tự nhiên.
  • Sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh: Dùng thuốc trừ sâu NOFARA SỮA, HỔ GẦM 777, ATS NEO, SAFRICE 20WP

    để khử trùng, kiểm soát sâu bệnh hại nếu cần thiết. Tuy nhiên, hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng, liều lượng thuốc và các quy định về an toàn môi trường.

  • Tỉa cành và lá bị hư hại: Tỉa bỏ các cành hoặc lá bị hư hại để ngăn chặn vi khuẩn, nấm, sâu bệnh hại lây lan.
  • Giám sát điều kiện môi trường: Theo dõi và đảm bảo điều kiện môi trường thích hợp cho sự phát triển của cây sầu riêng, bao gồm cung cấp ánh sáng, độ ẩm.

PHÒNG TRÁNH SẦU RIÊNG SƯỢNG TRÁI

Trong giai đoạn trái chuyển từ non sang già, cây sầu riêng tích lũy tinh bột, vì vậy cần bổ sung các chất trung, vi lượng như Canxi (Ca), Lưu huỳnh (S), Magie (Mg), Kẽm (Zn), Boron (Bo), Molypden (Mo), Đồng (Cu)… để giúp cây quang hợp tốt và trái không bị sượng. 

Trong quá trình chuyển hóa tinh bột, việc bổ sung Kali SULPHATE (K2SO4) là rất quan trọng. Không nên sử dụng kali đỏ vì có thể dẫn đến tình trạng trái bị sượng, cũng như không nên sử dụng phân bón gốc hoặc phân lá chứa các kích thích tố như NAA, IBA, Auxin, GA3.

Trong mùa mưa, việc tồn tại bồn nước sẽ khiến cây có quá nhiều nước, làm kém hiệu suất quá trình chín của trái và dẫn đến tình trạng trái bị sượng nước. Vì vậy, trong mùa mưa, cần đảm bảo bồn thoát nước tốt. Trước khi thu hoạch trái sầu riêng từ 15-20 ngày, cần ngừng việc tưới nước hoàn toàn, và trong trường hợp trời mưa, cần đảm bảo việc thoát nước tốt để đảm bảo chất lượng trái tốt, không bị sượng. 

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

Hotline: 0919.817.033

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————-

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ phân bón _ hạt giống _ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Hotline: 0919.817.033 – 0877.552.253

✅Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

✅Link Zalo: https://zalo.me/0919.817.033

✅Link Lazada: https://www.lazada.vn/shop/viet-nam-agricultural-supermarket

✅Link Shopee: https://shopee.vn/thuan_thien_agri

✅ Link Tiktok Shop: https://www.tiktok.com/@vietnamnongnghiepsach.vn

✅ Link Facebook: https://www.facebook.com/plantprotectionvietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *