Rệp sáp là loại côn trùng gây hại cho nhiều loại cây trồng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong đó có sầu riêng. Rệp sáp làm cho cây sầu mất chất dinh dưỡng, giảm năng suất lẫn giá trị kinh tế. Nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời, rệp sáp có thể lan rộng trên diện tích toàn vườn, gây thiệt hại nặng nề cho bà con.
Hiểu được nỗi lo đó Hội Nông Dân Việt Nam cung cấp chi tiết về loài rệp sáp hại sầu riêng, kèm với đó là biện pháp phòng trừ hiệu quả qua bài viết sau !
ĐẶC ĐIỂM CỦA RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
Đặc điểm hình thái
- Rệp sáp bám chặt trên thân, cây và lá sầu riêng. Chúng dài khoảng 3mm, màu hồng hoặc vàng, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng, xung quanh mép rìa có nhiều sợi tua.
- Rệp sáp cái không có cánh. Chúng lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và chết. Trong khi đó, rệp sáp đực lột xác 4 lần, có cánh và nhỏ hơn con cái.
- Rệp sáp con sẽ có màu nhạt hơn. So với rệp trưởng thành thì rệp sáp con có lớp ngoài trơn, chưa phủ lớp bột trắng.
Tập tính gây hại
Rệp sáp chủ yếu xuất hiện trên trái và bông sầu riêng, ít thấy trên lá. Chúng đẻ trứng thành từng chùm tầm 200 – 250 trứng. Một con cái có thể đẻ đến 600 – 800 trứng, mỗi năm sinh sản 2 – 3 lần. Vòng đời của rệp sáp biến động trong khoảng 45 – 60 ngày, phụ thuộc vào thời tiết. Rệp sáp tăng mật độ rất nhanh. Do vậy, chúng là mối hiểm hoạ lớn cho bà con trồng sầu riêng nếu không có biện pháp phòng trị triệt để.
THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
Rệp sáp gây hại sẽ xuất hiện quanh năm trong vườn sầu riêng. Tuy nhiên bà con sẽ khó nhận thấy vì chúng thường trú ẩn dưới rễ. Thời điểm biểu hiện rõ nhất là giai đoạn sầu riêng làm bông, xổ nhuỵ, đậu trái non.
- Thường xuất hiện ở những vườn sầu riêng có trồng xen với các cây trồng khác như: Tiêu, cà phê, ổi, na, bơ…
- Vườn sầu riêng có các loại kiến (kiến cao cẳng, kiến vàng, kiến đen,…)
- Vườn có nấm bồ hóng xuất hiện
- Đất vườn thiếu nước, khô hạn. Rệp sáp sẽ xuất hiện và gây hạn nặng hơn cho sầu riêng
BIỂU HIỆN GÂY HẠI CỦA RỆP SÁP ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG
Gây thoái hoá các bộ phận của cây sầu riêng
Cây sầu riêng khi bị nhiễm rệp sáp trên quả, hoa, lá, cành, sẽ trở nên kém phát triển vì thiếu hụt dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến sự thoái hóa và giảm chất lượng quả sầu. Cụ thể, rệp gây thiệt hại nặng nề trên toàn bộ cây sầu riêng như:
Trên bông: Nếu rệp sáp tấn công ở cuống, chúng sẽ làm teo tóp cuống. Bông sầu riêng cũng sẽ bị vàng héo úa, dễ rụng, thiếu hạt phận khi rệp xâm nhập vào bông.
Trên trái non: Khi bị rệp sáp tấn công, trái non sẽ xuất hiện tình trạng gai to, gai nhỏ không đều. Quả bị méo mó, không lớn và dễ bị rụng.
Trên trái lớn: Rệp sáp hút nhựa cây và bài tiết dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng tấn công, làm vỏ trái phủ một lớp muội đen. Nặng hơn còn có thể bị biến dạng. Bà con chắc hẳn sẽ rất đau đầu vì tình trạng này khi quả xấu gây mất thẩm mỹ và giảm giá trị thương mại.
- Sau khi hiểu được nguyên nhân cũng như cách thức gây hại của rệp sáp đối với cây Sầu Riêng. Hội Nông Dân đã ngày đêm nghiên cứu và ra mắt với bà con nông dân một sản phẩm chuyên trị Rệp Sáp gây hại cho cây sầu riêng
SẢN PHẨM TRỊ RỆP SÁP TRÊN SẦU RIÊNG: BOM 700
- Bom 700 là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai hoạt chất Dimethoate và Fenobucarb, là thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ, thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và khả năng nội hấp mạnh nên phòng trừ hiệu quả đối với các loài chích hút như rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ xít, rầy xanh, sâu vẽ bùa,….trên cây sầu riêng và nhiều loại cây khác.
THÀNH PHẦN BOM 700
Dimethoate…………400g/l
Fenobucarb………..100g/l
Phụ gia đặc biệt….500g/l
CÔNG DỤNG BOM 700
Bisector 500EC là thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ, thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và khả năng nội hấp mạnh nên phòng trừ hiệu quả đối với các loài chích hút như rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ xít, rầy xanh, sâu vẽ bùa,….trên cây sầu riêng và nhiều loại cây khác.
Bisector 500EC Thuốc được đăng ký trừ bọ trĩ, bọ xít hôi/lúa, sâu khoang/lạc.
Rất độc với kiến và ruồi
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BOM 700
LÚA:
Bọ trĩ: Liều lượng: 1.0 lít/ha
Bọ xít hôi: Liều lượng: 1.0 lít/ha
Cách dùng: Lượng nước 400 – 500 lít/ha
Phun thuốc khi mật độ sâu khoảng 3-5 con/la
LẠC: Sâu khoang
Liều lượng: 0.9 lít/ha
Cách dùng: Lượng nước 400 – 500 lít/ha. Phun thuốc khi sâu tuổi 1 – 2 mật độ khoảng 1 – 2 con/cây.
Thời gian cách ly: 14 ngày
LỜI KẾT:
Rệp sáp là nỗi lo lớn của nhà vườn trồng cây ăn quả, đặc biệt là sầu riêng. Tuy nhiên nếu nhà vườn biết cách triển khai phòng tránh và xử lý rệp sáp hại sầu riêng hợp lý thì vẫn có thể kiểm soát và bảo vệ mùa vụ sầu riêng tốt hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bà con hiểu hơn về loài rệp sáp hại sầu riêng và cách phòng trị cũng như canh tác hợp lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bà con hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với hotline 0898.038.348 hoặc website hoinongdan.vn để được tư vấn chi tiết nhé ạ ! Chúc quý bà con nông dân có một vụ mùa bội thu.