QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH GÂY HẠI TRÊN CÂY ĐIỀU

Free!

Quy trình chăm sóc và phòng trị sâu bệnh gây hại trên cây điều:

  • Vệ sinh vườn trước khi cây ra hoa

  • Phun thuốc trừ bệnh (tắm cây rửa vườn)

  • Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cây điều giai đoạn ra hoa đậu trái đến thu hoạch

  • Phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính trên cây điều: Bọ xít muỗi, Bọ đục chồi (bọ vòi voi), Bọ trĩ, Bệnh thán thư, Bệnh cháy lá khô cành

AGRI THUẬN THIÊNhoinongdan.vn

Hotline: 0919.817.033

Mua Hàng Hotline: 0345.37.88.39 - 0933067033

Description

5/5 - (1 bình chọn)

LIÊN HỆ HOTLINE:

0919.817.033 

Để được tư vấn – chia sẻ về kinh nghiệm làm nông miễn phí

Cây điều (đào lộn hột) là một loại cây công nghiệp dài ngày, được trồng phổ biến ở các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông,…

Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, xuất khẩu điều đạt 515 nghìn tấn, trị giá 3,21 tỷ USD, tăng 13% về lượng so với năm 2019.

Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu điều đạt trên 500 ngàn tấn, vượt xa so với kỷ lục của năm 2019 là 455 ngàn tấn.

Nếu chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả thì cây điều cũng mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân. Dưới đây là quy trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây điều đạt năng suất cao được công ty Hợp Trí và một số Trung tâm khuyến nông/ Chi cục Trồng Trọt & BVTV tỉnh phối hợp biên soạn:

I. Quy trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh vườn điều

1. Vệ sinh vườn trước khi cây ra hoa:

  • Cần thực hiện sớm vào thời điểm ngay trước khi cây điều ra hoa và nuôi trái. Chú ý phát quang các bụi cỏ, cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán không hiệu quả…
  • Tàn dư thực vật (lá khô, cành khô, cỏ dại) có thể đốt hun khói vừa xua đuổi bọ xít muỗi, vừa giúp cây tăng ra hoa.
  • Vườn bị thiệt hại trong vụ trước cần tích cực thực hiện sớm để hạn chế mầm bệnh và nơi trú ẩn của bọ xít muỗi.

2. Phun thuốc trừ bệnh (tắm cây rửa vườn):

  • Ngay sau khi vệ sinh vườn tiến hành phun thuốc (tắm cây rửa vườn) bằng thuốc trừ bệnh gốc đồng Norshield 86.2WG 250-300g/200 lít. Phun ướt toàn bộ thân cây, cành lá để tiêu diệt các mầm bệnh của vụ trước còn sót lại có thể tấn công khi cây điều ra hoa, kết trái.

3. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cây điều giai đoạn ra hoa đậu trái đến thu hoạch:

  • Kích thích ra hoa và bảo vệ đọt non: Khi đọt non có 5 – 6 lá, phun HỢP TRÍ HK NPK 7-5-44 + TE 500g + Permecide 50EC 250ml/ 200 lít để giúp chồi hoa to và phòng trừ sâu, bọ xít muỗi. Có thể phun nhắc lại lần 2 sau 10 – 15 ngày kết hợp với Norshield 86.2WP để ngừa bệnh thán thư.
  • Tăng đậu trái, chống rụng trái non và phòng trừ sâu bệnh giai đoạn cây ra hoa đậu trái: Khi chùm hoa dài khoảng 10cm, phun Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE 500g + Permecide 50EC 250ml/200 lít. Khi chùm hoa vươn dài hết cỡ phun Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE 500 g + Permecide 50EC 250ml + Tepro Super 300EC 150ml + Bortrac 250ml hoặc Boroca 250g/200 lít. Phun lại lần 2 như trên lúc điều tượng hột.
  • Giúp to trái và chắc hạt, tỉ lệ nhân cao, bảo vệ trái non: Phun 2 lần: Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE 500g + Permecide 50EC 250ml + Tepro Super 300EC 150ml/200 lít.

II. Biện pháp phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính trên cây điều

1. Bọ xít muỗi

  • Có 2 loại bọ xít muỗi gây hại: Loài bọ xít muỗi xanh (Helopeltis theivora) phố biến nhất, còn loài bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii) ít phổ biến hơn.
  • Bọ xít muỗi hoạt động mạnh vào buổi sáng (trước 9 giờ) và chiều tối (sau 16 giờ). Cả trưởng thành và ấu trùng bọ xít muỗi đều tấn công gây hại các phần non như lá non, chồi non, hoa và quả non. Vết chích lúc đầu có màu xám, sau khi bị thâm đen, gây hư đọt, cháy lá, trái non rụng sớm. Vết thương tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh khác tấn công.
  • Biện pháp canh tác: Làm sạch cỏ dại, rong, tỉa nhẹ các cành nhỏ không hợp lý, thu gom cành lá, tiến hành hun khói để xua đuổi bọ xít muỗi đến gây hại. Bón cân đối NPK, không bón nhiều phân đạm, tăng phân kali vào thời kỳ cây điều ra đọt non, chồi hoa và quả non.
  • Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch của bọ xít muỗi như kiến vàng, bọ ngựa và nhện lớn bắt mồi. Đặc biệt, kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là thiên địch hữu hiệu nhất. Sử dụng chế phẩm sinh học của Nấm xanh (Metarhizium spp.) hoặc Nấm trắng (Beauveria spp.) để phun khi bọ xít muỗi tuổi còn nhỏ.
  • Biện pháp hóa học:
    • Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi cây chuẩn bị ra lá non, ra hoa, trái non.
    • Sử dụng Permecide 50EC, liều lượng 250ml/ 200 lít nước.

2. Bọ đục chồi (bọ vòi voi)

Đặc điểm gây hại:

  • Sâu trưởng thành dùng vòi đục nhiều lỗ liên tiếp nhau vào thân chồi non đẻ trứng. Đục từ 3 – 8 lỗ và đẻ 1 – 2 trứng từ lỗ thứ 2 từ trên xuống.
  • Trứng nở thành sâu non đục lên ngọn làm lá trên ngọn co lại, héo xanh sau chuyển sang màu nâu đen và ngọn bị chết khô.

Biện pháp phòng trừ:

  • Khi phát hiện chồi non bị héo cần cắt bỏ hay đi đốt, có thể phun thuốc vào thời điểm ra đọt non hay vào thời điểm mật độ trưởng thành nhiều (tháng 1, tháng 5, tháng 9). Sử dụng thuốc Permecide 50EC liều 250 ml/200 lít hoặc Carbosan 25EC liều 500ml/200 lít phun sớm khi đọt non vừa mới nhú.

3. Bọ trĩ

  • Thường phát triển mạnh trong điều kiện khô, giai đoạn ra đọt non, giai đoạn ra bông – đậu trái, gây hại trên lá non, chồi non, bông, trái non. Vết chích có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công.
  • Sử dụng thuốc Permecide 50EC, liều lượng 250ml/200 lít nước, hoặc Brightin 4.0EC 100ml kết hợp với Thiamax 25WG 40g/200 lít.

4. Bệnh thán thư:

  • Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, thường phát sinh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa kéo dài và thiếu ánh sáng.
  • Bệnh thường xuất hiện khi điều ra lá, có nụ hoa hoặc bắt đầu đậu quả, làm giảm năng suất và chất lượng hạt điều.

Sử dụng thuốc Tepro Super 300EC, liều lượng 150ml/200 lít nước.

  • Thời điểm và phương pháp phun: Phun phòng bệnh khi điều nhú chồi non, nụ hoa, quả non: đặc biệt khi ẩm độ cao, sương mù nhiều.
  • Khi điều đang thụ phấn, nên phun thuốc lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Phun ướt đều tán cây, nếu ẩm độ không khí cao kéo dài và áp lực bệnh cao có thể phun lần 2 (sau lần 1 từ 5 – 7 ngày).

5. Bệnh cháy lá khô cành:

  • Nguyên nhân là do nấm Pestalotia sp và Botryodiplodia kết hợp gây ra.
  • Nấm bệnh thường xâm nhập qua vết thương cơ giới, hoặc do côn trùng cắn phá và lây lan qua không khí.

Ngoài ra bệnh còn gây hại nặng trên những vườn điều chăm sóc kém, nhiều cỏ dại, bón phân không hợp lý.

Để phòng bệnh hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Thường xuyên thăm vườn phát hiện bệnh kịp thời; vệ sinh vườn, thông thoáng. Hạn chế côn trùng gây vết thương cơ giới như bọ xít muỗi, bọ đục nõn.
  • Tiến hành phun phòng thuốc BVTV để rửa vườn khi thu hoạch xong và trước khi điều ra hoa bằng thuốc Norshield 86.2WG, liều lượng 300g/200 lít nước để hạn chế nấm bệnh.
  • Khi phát hiện bệnh với tỷ lệ gây hại thấp, sử dụng Keviar 325SC, liều lượng 200ml/ 200 lít nước nếu áp lực bệnh cao nên phun 2 đến 3 lần cách nhau 7 đến 10 ngày.

Một số lưu ý:

  • Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, đọc kỹ hướng dẫn thuốc trước khi sử dụng.
  • Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, quần và áo bảo hộ…
  • Khi điều ra hoa, dưỡng hạt từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thời tiết thay đổi bất thường gặp mưa, để hạn chế hiện tượng khô, đen bông và hạt điều non, bà con nên:

Tăng cường sử dụng phân bón lá có hàm lượng Canxi, Kali cao như: HỢP TRÍ Casi 250ml, HỢP TRÍ HK 7-5-44 + TE 500g/200 lít nước để tăng đề kháng, chống chịu các điều kiện bất lợi từ môi trường.

III. Kỹ thuật chăm sóc cây điều sau thu hoạch

Cắt tỉa các cành không hợp lý như: Cành sát mặt đất, giao nhau, cành vượt trong thân, cành sâu bệnh, tạo tán vườn cây thật thông thoáng, bón phân cân đối vào đầu mùa mưa và lúc chuẩn bị ra hoa.

  • Kiểm tra đối tượng sâu đục thân, đục cành đến đẻ trứng và tiêu diệt.
  • Tiến hành bón phân NPK để phục hồi cây 2 đợt (đầu và cuối mùa mưa) nên bổ sung thêm HỢP TRÍ Super Humic 2kg/ha (trộn phân) để tiết kiệm phân bón, tăng hấp thu dinh dưỡng…
  • Tiến hành rửa vườn bằng cách phun Norshield 86.2WG, liều lượng 250-300g/200 lít để hạn chế nấm bệnh trên vườn.

Để có vụ điều đạt năng suất cao, bà con nông dân hãy thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, đồng thời tuyên truyền cho các hộ nông dân xung quanh thực hiện.

==> BÀ CON NÔNG DÂN THAM KHẢO THÊM THUỐC CHUYÊN ĐẶC TRỊ DIỆT CÔN TRÙNG ATT 

DIỆT CÔN TRÙNG ATT

LAZADA – PHÂN BÓN VIỆT NAM

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

Hotline: 0919.817.033

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————-

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Chuyên Thuốc bvtv _ phân bón _ hạt giống _ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Hotline: 0919.817.033 – 0877.552.253

✅Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

✅Link Zalo: https://zalo.me/0919.817.033

✅Link Lazada: https://www.lazada.vn/shop/viet-nam-agricultural-supermarket

✅Link Shopee: https://shopee.vn/thuan_thien_agri

✅ Link Tiktok Shop: https://www.tiktok.com/@vietnamnongnghiepsach.vn

✅ Link Facebook: https://www.facebook.com/plantprotectionvietnam

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH GÂY HẠI TRÊN CÂY ĐIỀU”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You may also like…

QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH GÂY HẠI TRÊN CÂY ĐIỀU
QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH GÂY HẠI TRÊN CÂY ĐIỀU Free!