Mai vàng là một loại hoa không thể thiếu trong dịp Tết Cổ truyền. Chúng dễ trồng, sức sống mạnh và được nhiều người ưa thích vì sắc hoa vàng rực rỡ với mùi thơm thoang thoảng. Để có được cây mai trổ hoa nhiều, đẹp và đặc biệt là phải trổ đúng vào dịp Tết Nguyên đán, người trồng hoa phải dày công chăm sóc từ bón phân, tưới nước, uốn, tỉa cành, lãy lá đến quản lý sâu bệnh. Cây mai vàng bị nhiều loại dịch hại tấn công ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và vẻ mỹ quan của cây mai như bệnh cháy lá, rỉ sắt, đốm đồng tiền, vàng lá và đặc biệt các loài sâu sinh học gây hại.
Các loại sâu gây hại đến cây mai
1. Nhện đỏ trên hoa mai
Đặc điểm hình thái:
- Nhện đỏ có cơ thể rất nhỏ nên rất khó để nhìn thấy nhện bằng mắt thường ngoài vườn nếu không quan sát thật kỹ mặt dưới lá của cây. Nhện đỏ trưởng thành có cơ thể màu hồng hoặc đỏ. Do vòng đời ngắn, khả năng sinh sản nhanh nên việc tiêu diệt nhện đỏ trở nên khó khăn hơn
Đặc điểm gây hại
- Nhện đỏ tập trung ở mặt dưới của các lá già và lá bánh tẻ gây hại. Chúng sẽ hút nhựa rất nhanh, lá bị tấn công nhanh chóng bị chuyển sang màu đốm rám lấm tấm trắng; nhìn lá khô cằn, giòn và dễ rụng. Các cây bị nhện đỏ tấn công sẽ ảnh hưởng tới quá trình hình thành nụ hoa, cây sẽ ra ít bông hơn, phẩm chất chậu mai kém
2. Bọ trĩ gây hại hoa mai
Bọ trĩ là đối tượng tấn công trên cây mai mạnh nhất
Đặc điểm hình thái:
- Bọ trĩ trưởng thành có màu xanh nhạt hoặc vàng; cơ thể thon dài, kích thước nhỏ. Chúng có khả năng lẩn trốn nhanh vào các kẽ lá hoặc giả chết khi bị khua động.
Đặc điểm gây hại:
- Bọ trĩ chích hút phần non của cây mai vàng làm cho các lá non bị co rúm, xoăn lại, lá giòn. Từ đó ảnh hưởng tới khả năng quang hợp và gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng hoa của cây mai vàng
3. Sâu cuốn lá gây hại cho mai
Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành của sâu cuốn lá là bướm hoạt động ban ngày. Chúng bay di chuyển khắp cả vườn mai và đẻ trứng rải rác lên các lá non của cây
- Sâu non có cơ thể màu xanh, đầu màu nâu đen, khi lớn chúng thường dùng tơ dính 2 lá hoặc cuộn 1 lá lại và trốn bên trong gây hại
Khả năng gây hại
- Sâu non của sâu cuốn lá cắn làm cho lá khuyết thủng lỗ chỗ. Khi lớn hơn chúng cuộn lá non ở phần ngọn lại làm tổ và gây hại bên trong đó. Sâu có thể ăn cụt phần ngọn của cây mai vàng làm cây kém phát triển
4. Rệp sáp hại hoa mai
Đặc điểm hình thái
- Rệp sáp có cơ thể hình bầu dục, kích thước nhỏ. Trên cơ thể chúng được phủ một lớp sáp trắng. Một rệp sáp trưởng thành có khả năng đẻ tới 500 trứng
Khả năng gây hại
- Rệp sáp chích hút làm cây sinh trưởng kém, tỷ lệ hoa giảm đáng kể
- Ngoài ra rệp còn tạo môi trường cho nấm bồ hóng phát triển che phủ lá, gây giảm khả năng quang hợp của lá mai vàng
Nắm bắt được tình đó
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
GIỚI THIỆU ĐẾN QUÝ BÀ CON NÔNG DÂN THUỐC ĐẶC TRỊ SÂU SINH HỌC HIỆU QUẢ TRÊN CÂY MAI : RADIANT 60SC
THÀNH PHẦN
- Spinetoram 60g/lít
- Dung môi, phụ gia vừa đủ 1lít
CÔNG DỤNG
Đặc trị các loại sâu sinh học hiệu quả trên cây trồng:
- Bọ trĩ: dưa hấu, cà chua, hoa hồng, chè, ớt, xoài
- Sâu đục da láng: hành, đậu nành
- Dòi đục lá, Sâu đục quả: cà chua
- Sâu tơ: bắp cải
- Sâu vẽ bùa: cây có múi
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
- Pha một gói 15ml/ bình 16 lít hoặc hai gói 15ml/ bình máy 30 lít nước, phun khi sâu ở tuổi 1 – 2.
- Dòi đục lá/ớt: 0,4 lít/ha; Bọ trĩ, sâu đục thân, sâu đục bẹ, sâu cuốn lá/lúa: 0,3 lít/ha.
- Lương nước phun: 320 lít/ha.
- Đối với nho, xoài, cây có múi: Phun ướt điều cây trồng.
Thời gian cách ly: Thuốc trừ sâu sinh học, thời gian cách ly 3 ngày.
#RADIANT60SC #Spinetoram #botri #tribotri #sausinhhoc #trisausinhhoc #sauducdalang #trisauducdalang #doiducla #tridoiducla #sauvebua #trisauvebua #sauto
THAM KHẢO THÊM:
https://kythuattrongcayoi.vietnamnongnghiepsach.vn/?p=204