Rệp sáp là loại côn trùng gây hại cho nhiều loại cây trồng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong đó có sầu riêng. Rệp sáp làm cho cây sầu mất chất dinh dưỡng, giảm năng suất lẫn giá trị kinh tế. Nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời, rệp sáp có thể lan rộng trên diện tích toàn vườn, gây thiệt hại nặng nề cho bà con.
Hiểu được nỗi lo đó Hội Nông Dân Việt Nam giới thiệu chi tiết về loài rệp sáp hại sầu riêng, kèm với đó là biện pháp phòng trừ hiệu quả qua bài viết sau.
ĐẶC ĐIỂM CỦA RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
- Rệp sáp bám chặt trên thân, cây và lá sầu riêng. Chúng dài khoảng 3mm, màu hồng hoặc vàng, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng, xung quanh mép rìa có nhiều sợi tua.
- Rệp sáp cái không có cánh. Chúng lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và chết. Trong khi đó, rệp sáp đực lột xác 4 lần, có cánh và nhỏ hơn con cái.
- Rệp sáp con sẽ có màu nhạt hơn. So với rệp trưởng thành thì rệp sáp con có lớp ngoài trơn, chưa phủ lớp bột trắng.
BIỂU HIỆN GÂY HẠI CỦA RỆP SÁP ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG
Gây thoái hoá các bộ phận của cây sầu riêng
Cây sầu riêng khi bị nhiễm rệp sáp trên quả, hoa, lá, cành, sẽ trở nên kém phát triển vì thiếu hụt dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến sự thoái hóa và giảm chất lượng quả sầu. Cụ thể, rệp gây thiệt hại nặng nề trên toàn bộ cây sầu riêng như:
Trên bông: Nếu rệp sáp tấn công ở cuống, chúng sẽ làm teo tóp cuống. Bông sầu riêng cũng sẽ bị vàng héo úa, dễ rụng, thiếu hạt phận khi rệp xâm nhập vào bông.
Trên trái non: Khi bị rệp sáp tấn công, trái non sẽ xuất hiện tình trạng gai to, gai nhỏ không đều. Quả bị méo mó, không lớn và dễ bị rụng.
Trên trái lớn: Rệp sáp hút nhựa cây và bài tiết dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng tấn công, làm vỏ trái phủ một lớp muội đen. Nặng hơn còn có thể bị biến dạng. Bà con chắc hẳn sẽ rất đau đầu vì tình trạng này khi quả xấu gây mất thẩm mỹ và giảm giá trị thương mại.
Gây hại nghiêm trọng đến hệ thống rễ cây
Rệp sáp hại sầu riêng là nguyên nhân gây hại cực mạnh đến bộ rễ của cây. Chúng mở đường cho nấm khuẩn tuyến trùng tấn công rễ cây sầu. Rễ cây phát triển kém, gây ra hiện trạng lá vàng úa từ gốc đến ngọn và rụng từ từ, trái nhỏ, hạt bị lép. Lưu ý rễ cây sầu riêng khi bị nhiễm rệp sáp nghiêm trọng có thể khó khôi phục sức khỏe cây, dễ dẫn đến chết cây.
Ngoài ra rệp sáp còn thầm lặng phá hại bên trong rễ. Chúng sẽ dùng hình thức chích hút làm phù rễ, đứt mạch dẫn. Đồng thời vết chích của rệp sáp để lại sẽ làm vết thương hở, tạo điều kiện cho nhiều loại nấm gây bệnh thối rễ, xì mủ.
Gây mất cân bằng sinh thái
Các loài côn trùng có lợi khác sống trong hệ sinh thái vườn cũng sẽ chịu ảnh hưởng do rệp sáp sinh trưởng với số lượng quá nhiều. Nhiều bà con không dám sử dụng các loại thuốc trừ sâu, để trừ rệp sáp. Vì nếu phun thuốc không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến các loại côn trùng có lợi khác trong vườn.
Sau khi tìm ra nguyên nhân cũng như cách thức hoạt động, tác hại của rệp sáp trên Sầu Riêng thì Hội Nông Dân xin giới thiệu đến bà con nông dân một chết phẩm chuyên diệt trừ rệp sáp hại Sầu Riêng
PILARAVIA 155SC ATT – TRỪ SÂU TƠ, RỆP SÁP GÂY HẠI CHO CÂY TRỒNG
THÀNH PHẦN PILARAVIA 155SC
Spirotetramat: 124g/lít
Abamectin: 31g/ lít
Additives: 845 g/lít
CÔNG DỤNG PILARAVIA 155SC
Hoạt chất Spirotetramat và Abamectin có tác động lưu dẫn, tiếp xúc, vị độc. Thuốc có khả năng lưu dẫn 2 chiều nên có thể sử dụng linh hoạt vừa phun bên trên vừa tưới gốc đều được.
PILARAVIA 155SC đăng ký trừ rệp sáp/hồ tiêu.
PILARAVIA 155SC là thuốc trừ sâu có tác động lưu dẫn, tiếp xúc, vị độc, có khả năng diệt trừ mạnh các đối tượng gây hại trên cây như: rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ phấn, sâu tơ,…
Thuốc có khả năng lưu dẫn 2 chiều nên có thể sử dụng linh hoạt vừa phun bên trên vừa tưới gốc đều được. Điều này giúp thuốc tiếp cận sâu bệnh hiệu quả hơn, đặc biệt là những loại ẩn nấp dưới mặt lá.
Hiện tại chưa có thông tin về nhược điểm của PILARAVIA 155SC. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn và liều lượng khuyến cáo để tránh gây hại cho cây trồng và môi trường.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PILARAVIA 155SC
Cách dùng: Pha 20-25ml thuốc cho 20-25 lít nước. Phun ướt đều tán lá cây trồng
Liều lượng: 0.12%
Lượng nước phun: 600-800 lít/ha.
Thời điểm phun: phun thuốc khi rệp mới xuất hiện khoảng 7 con/dây hoặc chùm quả.
Thời gian cách ly: 7 ngày sau khi phun.
LỜI CUỐI:
Rệp sáp là nỗi lo lớn của nhà vườn trồng cây ăn quả, đặc biệt là sầu riêng. Tuy nhiên nếu nhà vườn biết cách triển khai phòng tránh và xử lý rệp sáp hại sầu riêng hợp lý thì vẫn có thể kiểm soát được sâu hại và bảo vệ mùa vụ sầu riêng tốt hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bà con hiểu hơn về loài rệp sáp hại sầu riêng và cách phòng trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bà con hãy liên hệ để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí