Mít bị thối trái là một hiện tượng bệnh làm nhiều bà con phải đau đầu và tốn kém nhiều công sức, tiền bạc. Mít trồng được hơn 3 năm, đang ra trái thì bỗng có những chấm đen nhỏ, dần lan rộng và trái mít bị thối nhũn nhanh chóng. Thông qua bài viết dưới đây, Hội Nông Dân Việt Nam sẽ giải thích nguyên nhân và hướng xử lý tình trạng mít thối trái mít qua bài chia sẻ dưới đây !
NGUYÊN NHÂN BỆNH THỐI TRÁI MÍT ?
Bệnh thối trái mít non được xác định là do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Rhizopus là một chi nấm hoại sinh phổ biến ở các cây trồng và chúng thường xuyên được tìm thấy trong nhiều loại hợp chất hữu cơ, trái cây và rau củ.
Bệnh thối trái mít phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Đồng thời, mật độ cây trong vườn quá nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm đọng nước thì nấm sẽ phát triển và gây hại trên diện rộng.
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH THỐI TRÁI MÍT ?
Ban đầu, vết bệnh chỉ là các chấm nhỏ màu nâu đen, ướt và mềm ở trên hoa và trái non của cây mít. Sau đó, các vết dần bị bao phủ lớp mỏng bào tử có màu đen cùng khuẩn ty màu trắng. Các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa bao quanh trái.
Vết bệnh dần lan rộng ra cả trái, lớp nấm đen bao phủ toàn bộ trái, làm trái thối đen và khô ở ngay trên cây. Bệnh này có thể bị lây lan nhanh từ cây này sang cây khác, tuy nhiên, bệnh phát triển mạnh mẽ nhất khi cây đang ra trái non.
TRIỆU CHỨNG BỆNH THỐI TRÁI MÍT?
Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đọan trái non.
Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh. Ban đầu vết bệnh chỉ là một vài đốm nhỏ màu xám, sau đó cứ lan rộng dần ra xung quanh thành như vết dầu loang theo nhiều hướng, lan rộng hơn theo chiều dọc trái. Vết thâm tạo thành viền mờ từ xám đến nâu nhạt ở tâm lan ra hết toàn bộ diện tích bề mặt vỏ trái chỉ sau khoảng một, hai tuần.
Vào giai đoạn cuối, trên vỏ trái bệnh chuyển sang màu đen rồi màu xám, quệt ngón tay có thể lấy ra thứ “bột” bào tử nấm. Soi trên kính lúp hay kính hiển vi thấy từ bề mặt vỏ trái mọc ra rất nhiều túi bào tử. Trong trường hợp nấm Rhizopus Nigricans đã hoàn tất sản sinh bào tử thì nước là con đường phát tán chúng vào đất.
TÁC HẠI CỦA BỆNH THỐI TRÁI MÍT ?
Loại nấm Rhizopus gây hại chủ yếu ở hoa và trái non của cây mít, khiến trái hư hỏng, thối và khô ở ngay trên cây. Từ đó, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái mít sau này.
Có một vài trường hợp, nấm bệnh tấn công cả những trái mít lớn, tạo ra những vết nấm đen to rộng, ăn sâu vào trong trái mít, khiến mít bị thối nhũn ngay bên trong. Khi đó, trái mít không còn giá trị tiêu thụ và làm ảnh hưởng đến kinh tế của bà con nông dân.
- Sau khi bà con đã hiểu rõ hơn được nguyên nhân cũng như dấu hiệu, tác hại của bệnh thối trái mít thì Hội Nông Dân xin giới thiệu đến quý bà con sản phẩm chuyên trị nấm Rhizopus Nigricans gây ra bệnh thối trái mít
SẢN PHẨM TRỊ THỐI TRÁI MÍT: AZO XTRA ATT
THÀNH PHẦN AZO XTRA
- Azoxystrobin: 100 g/l
- Chlorothalonil: 500 g/l
CÔNG DỤNG AZO XTRA
- Azoxystrobin là hoạt chất thuốc trừ bệnh có tác động nội hấp mạnh, có hiệu lực trừ bệnh cao và kéo dài.
- Đặc biệt, Azoxystrobin còn giúp cây sinh trưởng tốt, bảo vệ bộ lá xanh khoẻ, giúp hoa đậm sắc, tươi lâu, màu sắc quả sáng đẹp.
- Chlorothalonil là hoạt chất trừ bệnh phổ rộng.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AZO XTRA
- Cây xoài: đặc trị bệnh thán thư (cháy đen bông) pha liều 20 – 25ml / 20 lít nước.
- Quýt, bưởi: đặc trị ghẻ nhám trên trái, đọt non pha liều 20 – 25ml / 20 lít nước.
- Tiêu: đặc trị bệnh chết nhanh, chết chậm pha liều 25ml / 20 lít nước.
- Hoa cúc, hoa hồng, hoa ly: đặc trị thán thư, đốm lá, rỉ sắt, mốc sương, lở cổ rễ, phấn trắng pha liều 25 – 50ml / 20 lít nước.
- Cà chua, ớt, hành, dưa leo, khoai tây: đặc trị thán thư, sương mai, đốm vàng, đốm lá bã trầu, cháy lá pha liều 25 – 50mlm / 20 lít nước.
Thời gian cách ly: 10 ngày.
LỜI KẾT:
Qua bài viết này chắc hẳn bà con nông dân cũng sẽ có thêm được những chia sẻ hữu ích có thể giúp quá trình canh tác trở nên hiệu quả hơn. Còn vấn đề gì thắc mắc xin quý bà con liên hệ hotline 0898.038.348 hoặc website hoinongdan.vn để được đội ngũ kỹ kỹ sư tư vấn miễn phí. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu