Sầu riêng là loại cây ăn trái thuộc vùng nhiệt đới, chúng được trồng ở nhiều vùng khác nhau tại Việt Nam. Vì sầu riêng có giá trị kinh tế cao nên đây là loại cây được nhiều tỉnh lựa chọn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, vì nó khá nhạy cảm với môi trường nên dễ bị mắc phải một số loại bệnh hại, đặc biệt là bệnh thối trái sầu riêng.
Vậy đâu là nguyên nhân cũng như những lưu ý phòng trừ hiệu quả? Trong bài viết này, mời bà con nông dân cùng theo chân Hội Nông Dân để cùng tìm hiểu nhé !
TÁC NHÂN GÂY HẠI BỆNH THỐI TRÁI SẦU RIÊNG
Bệnh thối trái sầu riêng được biết đến là bệnh do loại nấm Phytophthora palmivora gây nên, chúng thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi có nhiều sương mù, nhiệt độ môi trường ở vườn thấp, khả năng thoát nước kém khiến cho nấm hại phát triển nhanh chóng và khả năng phá hoại cao.
Vườn cây sầu riêng ẩm thấp, không thông thoáng, rậm rạp, không cắt tỉa thường xuyên cũng chính là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát sinh và lây lan cực nhanh trên diện rộng.
- Sau khi đã biết được tác nhân gây ra bệnh thối trái Sầu Riêng là do một loại nấm Phytophthora palmivora gây nên chắc hẳn quý bà con cũng đang thắc mắc vậy dấu hiện, biểu hiện của bệnh thối trái Sầu Riêng để nhà nông dễ nhận biết. Thì sau đây mời quý bà con cùng tìm hiểu tiếp về bệnh thối trái sầu riêng nhé !
BIỂU HIỆN NHẬN BIẾT CỦA BỆNH THỐI TRÁI SẦU RIÊNG
- Trên thân cây: Khi sầu riêng bị nấm hại tấn công, trên thân cây sẽ xuất hiện các đốm sậm màu hơi ướt. Sau đó, vết bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng và phần gỗ ở vết bệnh cũng hóa nâu.
- Trên lá: Nấm bệnh hại tấn công trên lá gây cháy lá, lá vàng héo sau đó rụng dần. Ngoài ra, bệnh có thể gây hại trên các cành cao phía trên.
- Trên trái: Nấm làm thối trái hàng hoạt. Dấu hiệu thường thấy nhất xuất hiện ở phần đít trái, đầu tiên là những đốm nâu đen nhỏ, dần dần lan rộng ra và có màu đen. Bệnh tiến triển thành từng lõm lan rộng và ăn sâu dần vào thịt trái, khiến thịt trái bị nhũn thối và có mùi hôi chua, khó chịu. Khi thời tiết ẩm thấp, trên vết bệnh sẽ có những tơ nấm trắng. Cây sầu riêng mắc bệnh thì trái sẽ nhỏ, chín sớm hoặc có thể là thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh xuất hiện trong mọi giai đoạn của trái, kể cả sau khi thu hoạch.
- Sau khi quý bà con biết được những biểu hiện nhận biết về bệnh thối trái sầu riêng chắc chắn bà con đang suy nghĩ biện pháp phòng trị và diệt trừ hiệu quả bệnh gây hại. Nhận biết được nỗi lo lắng của quý bà con nông dân thì đội ngũ kỹ sư đã ngày đêm nghiên cứu và cho ra một sản phẩm với cơ chế hoàn toàn mới, đây là một sản phẩm với hoạt chất mạnh gấp ba lần chuyên tiêu diệt nấm Phytophthora palmivora từ sâu bên trong và chặn đứng không cho chúng lây lan. Hội nông Dân Việt Nam xin giới hiệu bà con sản phẩm ACODYL 25EC
BỘ SẢN PHẨM: ACODYL 25EC ATT
THÀNH PHẦN ACODYL 25EC
Metalaxyl: 250g/l
CÔNG DỤNG ACODYL 25EC
ACODYL 25EC là thuốc phòng trừ bệnh phổ rộng có tác dụng lưu dẫn mạnh, thuốc xâm nhập và di chuyển nhanh trong cây để tiêu diệt triệt để nấm bệnh.
ACODYL 25EC Thuốc được đăng ký đặc trị Sương mai/Khoai Tây, Thối rễ/ Hồ Tiêu, Loét sọc mặt cạo/ Cao su.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ACODYL 25EC
Khoai tây: Sương mai:
+ Liều lượng: 1.3 lít/ha
+ Lượng nước: 500 lít/ha
+ Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5%
Hồ tiêu: Thối rễ
+ Liều lượng: 0.35%
+ Lượng nước 3 lít/ gốc
+ Tưới ướt đều gốc cây khi bệnh xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5%
Cao su: Loét sọc mặt cao
+ Liều lượng: 0.35%
+ Lượng nước phun 600 – 800 lít/ha
+ Phun thuốc khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%
Cây ăn trái: Pha 1 chai cho 400 lít nước.
Thời gian cách ly: 7 ngày
LỜI KẾT:
Qua bài viết này chắc quý bà con cũng đã hiểu thêm hơn về nguyên nhân cũng như dấu hiệu của bệnh thối trái sầu riêng đang gây hại cho cây trồng, với những kiến thức này hy vọng quý bà con nông dân đã có những kế hoạch chăm sóc cây trồng hợp lý và đạt năng suất cao.
Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc gì cần tư vấn, quý nhà vườn hãy gọi về số điện thoại 0898.038.348 để được Đội ngũ kỹ sư nông học giàu kinh nghiệm sẽ tận tình tư vấn và hỗ trợ quý bà con, trường hợp cần thiết chúng tôi sẽ đi đến tận vườn để xem bệnh và hỗ trợ quý bà con. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu !