Triệu chứng gây bệnh phấn trắng trên cây cao su
– Bệnh hại chủ yếu ở trên lá.
Hình ảnh: Triệu chứng gây bệnh phấn trắng trên cây cao su
– Trên lá non màu đồng tím: Bệnh thường hại phần phiến lá gần gân chính. Bệnh làm lá mất độ láng bóng bình thường, lá nhăn nheo dị hình rồi chuyển sang màu tím tối. Cuối cùng lá bị khô rụng. Lá bệnh mặt dưới có lớp phấn trắng. Trường hợp phiến lá đã bị khô rụng thì ngọn cành thường phủ đầy nấm trắng.
Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng trên cây cao su
– Nấm gây bệnh Oidium heveae Stein. Thuộc bộ Moniliales (Hyphales), lớp Nấm Bất Toàn. Giai đoạn hữu tính thuộc lớp Nấm Túi nhưng rất ít gặp.
– Cành bào tử đứng thẳng góc với sợi nấm. Cành không phân nhánh, không màu. Bào tử đính thành chuỗi trên cành, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước khoảng 27 – 45 x 15 – 25 micromet.
– Sức sống của bào tử vô tính không cao, bình thường sống không quá 5 – 7 ngày. Trong điều kiện ẩm độ cao trên 80% bào tử nảy mầm thuận lợi nhất. Tuy nhiên, bào tử vẫn nảy mầm được trong khoảng 19 – 28ºC. Nhiệt độ trên 35ºC bào tử dễ bị tổn hại và bệnh không phát triển được.
– Sợi nấm tồn tại trên các lá trưởng thành và trên thân ngọn bị nhiễm bệnh kỳ trước và nguồn bệnh chủ yếu gây hại cho các kỳ sau. Khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho nấm bệnh, các sợi nấm tiềm sinh trở lại trạng thái hoạt động hình thành bào tử.
– Bào tử từ các ổ bệnh ban đầu phát tán rơi trên lá, sau 2 giờ mọc mầm xâm nhiễm vào mô lá. Qua giai đoạn tiềm dục khoảng 3 – 4 ngày nấm hình thành bào tử vô tính, phát tán đi xa tiến hành nhiều đợt xâm nhiễm lập lại, mở rộng diện tích bệnh một cách nhanh chóng