RẦY XANH KHÁNG THUỐC – PHÁ HỎNG BỘ PHẬN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CÂY
Bộ lá là bộ phận quan trọng nhất của cây trồng, giúp quang hợp và tổng hợp năng lượng cho cây phát triển và sinh sản.
Thực hư chuyện bà con phun đẫm thuốc mà rầy không hề hấn, vậy có phải chúng đã kháng thuốc và phát bùng phát mạnh mẽ không?
Cùng HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM tìm hiểu nhé
NHẬN BIẾT RẦY XANH KHÁNG THUỐC TRÊN CÂY
Rầy xanh hay rầy nhảy, rầy phấn có tên khoa học: Allocaridara malayensis.
Rầy xanh được ghi nhận như loài sâu hại chính trên cây sầu riêng ở Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Tuy nhiên ở Việt Nam, thời gian gần đây rầy xanh bùng phát mạnh do thâm canh sầu riêng trở nên phổ biến hơn.
Rầy xanh trưởng thành thường trú ẩn ở những cây ký chủ phụ xung quanh vườn sầu riêng, khi sầu riêng ra đọt non thì rầy xanh mới tìm đến đẻ trứng vào bên trong 2 phiến lá chưa mở,
Sau đó trứng nở thành rầy non và gây hại bên trong phiến lá, nếu mật số cao thì lá non sẽ rụng trước khi nở lá.
Cả giai đoạn ấu trùng và thành trùng đều chích hút dinh dưỡng của lá non.
Nếu nhẹ làm lá nhỏ và để lại vết chích lâm nhâm trên bề mặt. Nếu mật số rầy tăng cao làm dủm lá, 2 mép lá bị cuốn ngược ra sau, lá non dễ rụng chỉ còn lại cái chà.
Ấu trùng thải ra mật ngọt là chất dính và bao phủ mặt lá thu hút kiến đến cộng sinh với rầy và nấm bồ hóng đến hoại sinh mật làm cho mặt lá bị đen, giảm khả năng quang hợp.
Đối với cây sầu riêng bộ lá là nơi dự trữ dinh dưỡng đường bột. Vì thế sự xuất hiện của rầy xanh làm hư hại lá, ảnh hưởng đến quang hợp, làm giảm khả năng đậu và nuôi trái giai đoạn sau.
CÁCH PHÒNG TRỊ RẦY XANH KHÁNG THUỐC
Tính kháng thuốc của rầy xanh hiện tại khá cao do việc phòng trị của người làm vườn chưa tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng,
Đúng thuốc: Cần sử dụng nhóm thuốc có gốc sinh học để bảo vệ môi trường và thiên địch, tránh sự kháng thuốc
Đúng liều, lượng: Cần pha đúng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất và lượng nước đủ để phun cho vườn cây. Thực tiễn sản xuất cho thấy lượng phun hợp lý phải từ 10-20 lít/cây/lần phun đối với cây đã cho trái và tùy cây có tán lớn nhỏ.
Đúng lúc: Thời điểm phun tốt nhất là khi cây vừa nhú đọt non và cần phun lặp lại sau đó 7-10 ngày để tiêu diệt lứa rầy non (nếu còn) và nên phun vào buổi chiều để tăng hiệu lực của thuốc đối với rầy xanh.
Đúng cách: Phải biết điều chỉnh béc phun phù hợp theo từng vị trí của cây cao, thấp, trong hay ngoài tán để có hình thức phun mưa, phun sương hay phun dạng khói…
BÀ CÒN CÓ THỂ THAM KHẢO SẢN PHẨM INCIPIO 200SC để trừ rầy kháng thuốc
INCIPIO 200SC ATT – ĐÁNH BAY RẦY KHÁNG THUỐC
THÀNH PHẦN INCIPIO 200SC
Isocycloseram 200g/l
Phụ gia và dung môi: 906g/l
CÔNG DỤNG INCIPIO 200SC

Diệt sạch sâu kháng thuốc
Đặc trị sâu gối lứa: diệt cả sâu nhỏ lẫn sâu lớn
Hiệu quả kéo dài cắt cả lứa sâu chỉ với 1 lần phun
Trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân hại lúa
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG INCIPIO 200SC
Trừ sâu cuốn lá hại lúa: 0,1 l/ha
Trừ sâu đục thân hại lúa: 0,3 l/ha
Đảm bảo phun đúng liều lượng khuyến cáo
Phun đúng thời điểm:
– Sâu cuốn lá: Phun khi sâu non chớm xuất hiện, hoặc sau khi bướm rộ 3 – 5 ngày.
– Sâu đục thân: Phun khi phát hiện ổ trứng hoặc sau khi bướm rộ 3 – 5 ngày.
Lượng nước phun: 400 – 500l/ha.
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7
Hotline: 0345.37.88.39
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————
PHÂN THUỐC VIỆT NAM
Chuyên Thuốc bvtv _phân bón_ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0933.06.70.33
1.Link web : KySuHuyNguyen
2.Link web: PhanThuocVietNam
3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng
FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI